Menu Drop Down

 

 TIN TỨC

   
 
  Tin VNPT   Nhịp cầu khách hàng   Sửa chữa nâng cấp mạng lưới
 

 
     
Ngày đưa thông tin: 6/7/2015
   
  Xác định nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ nhiễu sóng di động  
 

 Hình ảnh mô phỏng thiết bị kích sóng di động
gây can nhiễu mạng di động. Nguồn: Cục Tần số vô tuyến điện

Việc sử dụng trái phép hai loại thiết bị: kích sóng di động và nhận dạng vô tuyến (RFID) là hai nguyên nhân chủ yếu gây ra hơn 50 vụ nhiễu sóng di động trong 2 tháng gần đây. Hành vi sử dụng các thiết bị trái quy định gây nhiễu sóng di động có thể bị phạt tiền tới 30 triệu đồng, tịch thu thiết bị.

Theo Cục Tần số Vô tuyến điện, chỉ trong vòng từ tháng 5 đến nay, Cục Tần số vô tuyến điện nhận được hơn 50 kháng nghị can nhiễu từ 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động Viettel, MobiFone, VinaPhone.
Các can nhiễu xảy ra trên các băng tần số 900MHz, 1800MHz và 2100MHz đã được cấp phép sử dụng cho hệ thống 2G, 3G. Khu vực xảy ra can nhiễu gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân (Hà Nội).
Các vụ can nhiễu đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ của các nhà mạng thông tin di động, như tỷ lệ  rớt cuộc gọi tăng cao bất thường , suy giảm tốc độ kết nối, thậm chí làm gián đoạn kết nối mạng 3G.
Sử dụng thiết bị trái phép gây nhiễu sóng di động
Sau khi tiếp nhận kháng nghị can nhiễu, Cục Tần số vô tuyến điện đã tiến hành đo, kiểm soát và nhanh chóng xác định được nguyên nhân của các vụ can nhiễu. 
Nguyên nhân chính gây ra cán nhiễu cho các mạng thông tin di động nói trên là việc sử dụng các thiết bị lặp thông tin di động, hay còn gọi là thiết bị kích sóng di động trái phép và không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tại nhiều khu vực sóng di động yếu không liên lạc được, từ đó một số tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã tự ý lắp đặt, sử dụng các thiết bị kích sóng di động. Việc tổ chức, cá nhân đã tự ý lắp đặt, sử dụng các thiết bị hoạt động trên dải tần số đã cấp phép cho các doanh nghiệp thông tin di động là vi phạm pháp luật.
Các thiết bị kích sóng di động này được rao bán trôi nổi trên thị trường, thuộc loại thiết bị không đạt các quy chuẩn, quy định của Việt Nam  gây can nhiễu có hại cho các mạng thông tin di động.
Hiện nay, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I đang phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội, Công an TP.Hà Nội tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trên theo quy định.
Nguyên nhân thứ hai được phát hiện là do một số đơn vị sử dụng thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID)  không đúng quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện. RFID là loại thiết bị sử dụng sóng vô tuyến điện để tự động nhận dạng, phục vụ theo dõi, quản lý ra vào bãi đỗ xe, quản lý hàng hóa,  container ở cảng, quản lý thư viện, kho hàng, siêu thị, nhân viên, nhận dạng động vật, hệ thống thu phí giao thông, thẻ thông minh, hệ thống tính tiền ở siêu thị, quản lý hành khách ở sân bay….
Các thiết bị RFID gây nhiễu mà Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I phát hiện được là các thiết bị sử dụng dải tần số không đúng quy hoạch tần số của Việt Nam và các điều kiện kỹ thuật quy định tại Thông tư 03/2012/TT-BTTTT ngày 20/3/2012 của Bộ TT&TT. Thực tế đo, kiểm tra cho thấy, các thiết bị trên đã gây nhiễu cho các trạm gốc các thông tin di động.
Sử dụng tần số trái phép: Phạt tiền đến 30 triệu đồng
Việc tự ý lắp đặt và sử dụng thiết bị kích sóng thông tin di động, sử dụng thiết bị RFID không đúng quy hoạch tần số, gây nhiễu cho mạng thông tin di động, là vi phạm các qui định của Nhà nước về quản lý tần số vô tuyến điện. Theo Điều 90, Nghị định 174/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013  của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, thì các hành vi vi phạm nói trên có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng và bị tịch thu tang vật.
Để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình và của những người sử dụng dịch vụ thông tin di động, cơ quan quản lý tần số khuyến cáo: Các tổ chức, cá nhân không mua, lắp đặt, sử dụng các thiết bị vô tuyến trái quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Cục Tần số vô tuyến điện cảnh báo, tại các khu vực xảy ra tình trạng sóng di động yếu, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh và yêu cầu các nhà mạng thực hiện các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng phủ sóng.

Thanh Bình (Nguồn tin: Theo Ictnews)

 
     
 
 
     
 
CÁC TIN MỚI HƠN
 
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
    •   Mặt trái của cạnh tranh 3G bằng giá cước rẻ (3/7/2015)
    •   BlackBerry bất ngờ giảm giá mạnh Q10 và Classic ở Việt Nam (1/7/2015)
    •   Biểu dương phong trào 2 giỏi (2010 – 2015) và điển hình Kinh doanh-kỹ thuật giỏi tháng 5 (1/7/2015)
    •   Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 19 : VinaPhone áp dụng chiêu "độc" để chăm sóc khách hàng (25/6/2015)
    •   3 người bị lừa đảo mất 1,073 tỷ đồng qua điện thoại (17/6/2015)
    •   Bùng phát tin nhắn lừa nạp thẻ điện thoại qua Facebook (17/6/2015)
    •   VinaPhone áp dụng gói cước dành cho nhà báo (12/6/2015)
    •   Thông báo kế hoạch sửa chữa hệ thống cáp biển AAG (8/6/2015)
    •   Mở rộng vùng phủ wifi - tăng tiện ích cho thuê bao Internet (4/6/2015)
    •   VinaPhone: điều chỉnh chính sách gói Maxs dành cho Học sinh - Sinh viên (1/6/2015)
    •   Tuyến cáp quang AAG chỉ bị sập nguồn tạm thời (28/5/2015)
    •   MegaVNN: VNPT Hà Nội chính thức áp dụng gói cước siêu tiết kiệm MegaCheap (22/5/2015)
    •   VNPT Hà Nội: Gắn kết kinh doanh và kỹ thuật bằng Giao ước thi đua (21/5/2015)
    •   MegaVNN: Tốc độ tăng, giá cước không đổi (18/5/2015)
    •   VNPT Hà Nội chính thức áp dụng “Hoá đơn điện tử” trên toàn Thành phố (6/5/2015)
 
     

FANPAGE VNPT HANOI   |   TRANG CHỦ   |   LIÊN HỆ  |   ĐANG TRUY CẬP: NGƯỜI

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
VNPT HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Phố Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Giấy phép của Sở TT & TT HN số 1839/GP-TTĐT cấp ngày 25/ 05/ 2016.
Tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng toàn quốc:
18001166