Menu Drop Down

 

 TIN TỨC

   
 
  Tin VNPT   Nhịp cầu khách hàng   Sửa chữa nâng cấp mạng lưới
 

 
     
Ngày đưa thông tin: 29/10/2013
   
  Làm “công dân điện tử” với 3.000 đồng  
 

 

Chỉ với 3.000 đồng/tháng, người dân Hà Nội thời gian tới có thể sẽ được hưởng những tiện ích rất lớn trong việc liên lạc với chính quyền sở tại thông qua chiếc điện thoại cầm tay.

Đổi kiểu giao tiếp truyền thống

Phường/xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp thấp nhất nên cũng gần dân nhất và giao dịch với công dân nhiều nhất. Phương thức liên lạc giữa chính quyền sở tại với người dân xưa nay thực hiện qua hệ thống bảng tin ở các tổ dân phố/thôn xóm, văn bản thông báo phát về các tổ trưởng/trưởng khu/trưởng thôn, hoặc qua cách thức gây ít nhiều khó chịu mang tên “loa phường”. Ở các cấp cao hơn là quận/huyện, thành phố/tỉnh hoặc cấp trung ương thì mô hình “Chính phủ điện tử” hiện là hệ thống website, email, các trung tâm dữ liệu, phần mềm quản lý, chữ ký số, văn bản số hóa… đang được áp dụng hiệu quả nhưng không phát huy tốt trong việc liên lạc giữa dân với cấp phường/xã.

Nhưng với một chiếc điện thoại nhỏ gọn, người dân có thể nắm bắt mọi thông tin cần thiết từ chính quyền sở tại. Ngày 20/6 vừa qua, Hà Nội đã có công văn số 2943/VP-VX về việc triển khai dịch vụ hành chính công “Công dân điện tử” trên địa bàn. Ngày 27/6, theo chỉ đạo từ UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng ra công văn liên quan đến việc này. Đến tháng 8, một số quận bắt đầu chỉ đạo thực hiện thí điểm. Và mấy ngày vừa qua, các hộ dân ở nhiều khu vực của Hà Nội đã biết đến dịch vụ hành chính công khá mới mẻ mang tên “Công dân điện tử”.

Bà Trần Thị Thanh Bình – Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) vừa giao các tổ trưởng dân phố phổ biến loại dịch vụ này. Theo lãnh đạo phường Thanh Xuân Trung: “Đây sẽ là một kênh thông tin và truyền thông giúp cho việc giao tiếp giữa công dân với chính quyền phường nhanh chóng, thuận tiện, thông tin giải quyết các thủ tục hành chính, phục vụ các tổ chức và nhân dân thuận lợi, mang lại lợi ích cho toàn xã hội, ngoài ra còn tiết kiệm được các chi phí hành chính, thời gian cho công dân”.

Theo thông báo của UBND phường Thanh Xuân Trung, mức phí dịch vụ là 3.000 đồng/tháng/1 máy điện thoại di động. Phương thức hoạt động rất đơn giản là, mỗi khi phường có việc gì cần thông báo, thay vì gửi giấy mời, gửi văn bản, phát loa… thì người đăng ký dịch vụ sẽ nhận được một tin nhắn có biểu tượng E- Công dân (Công dân điện tử) và nội dung đầy đủ.

Quá rẻ, quá tiện!

Ông Vương Trọng Điệp – Tổ trưởng tổ 55B (nhà A1, chung cư 54 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) cho biết, ông là người đầu tiên trong tổ được “hưởng” dịch vụ này dù chưa đăng ký, với một tin nhắn có biểu tượng “Công dân điện tử”. “Hiện chúng tôi mới dán ở bảng thông báo và đang vận động mọi người. Ban đầu bà con tưởng là khoản thu bắt buộc nên cũng có phản ứng, sau đó mới hiểu đây là dịch vụ tự nguyện, muốn sử dụng thì đăng ký thông qua tổ trưởng”, ông Điệp nói.

Ông Lê Minh Sơn – cán bộ phụ trách công việc này của UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết, hiện phường mới tổ chức phổ biến tới các tổ dân phố, vận động bà con chứ chưa chính thức triển khai. Theo ông Sơn, đơn vị phối hợp thực hiện về mặt kỹ thuật là VNPT Hà Nội. Được biết, mỗi phường sẽ có một đầu số tổng đài, nội dung tin nhắn chỉ được gửi tới các hộ dân trong nội bộ phường (đã đăng ký dịch vụ). Có nghĩa, với một lần nộp tiền (36.000 đồng cho cả năm), người dân sẽ hoàn toàn chủ động trong việc nắm bắt thông tin từ cơ quan hành chính sở tại.

Đa số các hộ dân rất hứng thú với dịch vụ tiện ích này. Bác Ngô Quang Hưng (65 tuổi, cán bộ hưu trí sống tại tầng 12, nhà A1, chung cư 54 Hạ Đình) cho biết: “Việc đơn giản nhất là biết ngày, địa điểm lĩnh lương hưu. Trước đây các cụ cứ hỏi nhau loạn cả lên, rồi đội mưa đội nắng đi lấy nhưng có khi lại lủi thủi trở về vì chưa có tiền phát, hoặc đổi lịch, đổi chỗ… Bây giờ mất có 3.000 đồng/tháng mà chủ động được mọi thông tin thì không gì tốt bằng”.

Ông Vương Trọng Điệp cũng tán đồng: “3.000 đồng chỉ uống một cốc trà đá nhưng với dịch vụ này, người dân có thể nắm bắt được nhiều vấn đề liên quan đến hộ gia đình mình mà chính quyền cũng không mất công, lãng phí giấy tờ, văn bản như trước. Bây giờ nhiều hộ ở chung cư, nhà cửa đóng kín mít, loa phường không phải lúc nào cũng nghe được, nhiều người thì bận rộn chẳng để ý thông báo chúng tôi dán, đến từng nhà thì bất tiện, cho nên dịch vụ này rất hữu ích”.

Được biết, việc triển khai dịch vụ này đang được Sở Thông tin và Truyền thông và VNPT Hà Nội thực hiện thí điểm tại một số ít phường. Sau khi thí điểm hiệu quả, sẽ có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội để nhân rộng mô hình.

(Nguồn tin: Theo giadinh.net)

 
     
 
 
     
 
CÁC TIN MỚI HƠN
 
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
    •   Play365 – Thông tin bóng đá trên di động (18/10/2013)
    •   Gỡ việc đời, chuyện nhà với tổng đài 1088 (16/10/2013)
    •   Mua vé Live show Bằng Kiều qua tổng đài 1080 (11/10/2013)
    •   “Điểm danh” loạt tiện ích vừa ra mắt của VinaPhone (7/10/2013)
    •   Vinaphone cung cấp dịch vụ Chữ ký cuộc gọi (3/10/2013)
    •   EZBank - Tiện ích thanh toán cước phí online cho thuê bao VinaPhone trả sau trên toàn quốc. (27/9/2013)
    •   Dịch vụ giải trí truyền hình 9999 của VinaPhone. (27/9/2013)
    •   Giọng nói ảo thuật – Những bất ngờ thú vị của VinaPhone (16/9/2013)
    •   Khắc phục sự cố máy tính, chỉ cần gọi 1086 (12/9/2013)
    •   Dịch vụ đổi số thuê bao phù hợp của VinaPhone (12/9/2013)
    •   VinaPhone bán gói cước rẻ U- Zone tại Hà Nội (12/9/2013)
    •   VinaPhone cung cấp nhiều kênh thông tin mới (9/9/2013)
    •   VinaPhone ra mắt ứng dụng mới trên di động: Opera Mini (4/9/2013)
    •   Thay đổi phương thức tính cước dịch vụ VinaBox (15/8/2013)
    •   VinaPhone ra mắt cổng dịch vụ VAS Portal (13/8/2013)
 
     

FANPAGE VNPT HANOI   |   TRANG CHỦ   |   LIÊN HỆ  |   ĐANG TRUY CẬP: NGƯỜI

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
VNPT HÀ NỘI
Địa chỉ: 75 Phố Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Giấy phép của Sở TT & TT HN số 1839/GP-TTĐT cấp ngày 25/ 05/ 2016.
Tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng toàn quốc:
18001166