Khi “cuộc chiến” giành thuê bao ngày một khó khăn hơn bởi thị trường đã gần đến ngưỡng bão hoà, những thị trường… ngách đang được các mạng di động dành sự quan tâm đặc biệt. Và để hút khách, chiêu đầu tiên vẫn là… giá cước rẻ, nhiều ưu đãi. Với sinh viên, học sinh, những doanh nghiệp như VinaPhone, MobiFone, Viettel đều có chính sách và gói cước riêng.
Viettel là mạng đầu tiên công bố gói cước dành cho sinh viên (tháng 6/2009), sau đó là MobiFone, ngày 25/8/2009 và muộn hơn cả là VinaPhone (tháng 9/2009).
Nằm chung trong gói MobiQ, gói Q-Student của MobiFone hiện giờ áp dụng mức cước chung: gọi nội mạng 1580 đồng/phút, Cước thông tin di động 6 giây đầulà 158 đồng/06giây; Cước thông tin di dộng 1 giây tiếp theo 26,33 đồng/1 giây; Cước thông tin gọi liên mạng của MobiFone cho gói cước là 1780 đồng/phút; Block 06 giây đầu là 178 đồng/06giây và block 01 giây tiếp theo 29,67 đồng/01giây.
Ngoài ra, ưu đãi của Q-Student là được MobiFone tặng vào tài khoản thưởng mỗi tháng 25.000 đồng, 99 đồng/SMS nội mạng và được miễn phí 35MB/tháng sử dụng dịch vụ Mobile Internet.
Cước nhắn tin trong nước nội mạng MobiFone 200 đồng/bản tin giờ bận; 100 đồng/bản tin giờ rỗi (Giờ rỗi: từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ và chủ nhật); Cước nhắn tin trong nước liên mạng (nhắn sang mạng khác) 250 đồng/bản tin.
Với gói dành cho sinh viên của VinaPhone, khi đăng ký sử dụng gói dịch vụ TalkEZ (gói cho sinh viên tên Talk-Student), ngay lập tức khách hàng sẽ được hưởng bộ kit TalkEZ mệnh giá, 65.000 đồng (có 50.000 đồng trong Tài khoản) và được khai báo mặc định dịch vụ RingTunes & MCA (khách hàng có thể tự hủy dịch vụ nếu không muốn sử dụng).
Nếu xét về mặt bằng chung hiện nay, MobiFone và VinaPhone sau đợt giảm cước ngày 10/8/2010 đã có mức cước áp dụng luôn thấp hơn so với Viettel 10 đồng/phút ở tất cả các gói dịch vụ. Và với gói cước sinh viên cũng vậy. Tuy nhiên, gói cước Sinh viên Talk-Student (đã bao gồm VAT) của VinaPhone còn có khá nhiều ưu đãi ngang ngửa với MobiFone, thậm chí cước áp dụng lại thấp hơn.
Cụ thể, cước gọi trong nướccủa Talk-Student ngoại mạng chỉ có 158 đ/6 giây đầu + 26,33 đ/giây tiếp theo (1.580 đ/phút), thấp hơn so với gói sinh viên của MobiFone tới 200 đồng/phút và nội mạng cũng thấp hơn so với MobiFone 200 đồng/phút, và còn tiếp tục thấp hơn ở các giây tiếp theo. Cụ thể, 138 đ/06 giây đầu + 23 đ/giây tiếp theo (1.380 đ/phút) 69 đ/06 giây đầu + 11,5 đ/giây tiếp theo (690 đ/phút).
Có lẽ, do sinh sau đẻ muộn hơn cả nên một trong những ưu thế mà VinaPhone muốn đưa để chứng minh với người dùng chính là nhờ gói cước của mình hấp dẫn nhất. Gói sinh viên của VinaPhone có mức cước nhắn tin trong nước nếu là nội mạng 99 đồng/tin nhắn không phân biệt giờ bận, giờ rỗi (còn MobiFone chỉ có mức 100 đồng/SMS nếu vào giờ rỗi, giờ bận vẫn là 200 đồng/SMS, cao hơn tới 111 đồng/SMS so với VinaPhone).
Ngoài ra, VinaPhone còn tặng cước thông tin trong nước (tặng vào TK khuyến mại trước ngày 5 hàng tháng, bắt đầu từ tháng kích hoạt hoặc chuyển đổi sang gói cước mới)30.000đ/thuê bao/tháng; được miễn cước 25 tin nhắn MMS nội mạng/TB/tháng; Xài dịch vụ GPRS được miễn phí sử dụng 20.000 đồng/tháng
Trên thực tế, với các ưu đãi khá lớn như tặng 25.000 đồng hàng tháng để gọi và nhắn tin (MobiFone), tặng 25.000 đồng cước GPRS hàng tháng (Viettel), các gói cước của các nhà mạng đều cực hấp dẫn đối với các sinh viên vốn “viêm màng túi” thường xuyên.
Thế nhưng, xem ra, gói cước của VinaPhone vẫn ưu đãi hơn hẳn khi miễn phí GPRS 20.000 đồng/tháng và tặng cước thông tin trong nước một ngày nhất định trong mỗi tháng. Nhất là các bạn trẻ vốn luôn đi đầu sử dụng các dịch vụ mới 3G/GPRS thì sử dụng gói của VinaPhone là kinh tế hơn cả vì ngoài tặng cước còn được miễn cước 25 tin nhắn MMS nội mạng/TB/tháng.
Theo nhận xét của các chuyên gia về viễn thông, ở các điều kiện cạnh tranh bình thường, người tiêu dùng nói chung (trong đó có các sinh viên, tân sinh viên) sẽ ưu tiên lựa chọn loại hàng hoá có chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất và có nhiều ưu đãi nhất. Tuy vậy, vào thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn mạng nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua trở thành sim di động chính của các sinh viên bởi thị trường còn có rất nhiều ẩn số chưa thể lường hết.
Hy vọng, với những phân tích nêu trên, các sinh viên có nhu cầu sử dụng dịch vụ di động với chi phí thấp nhất, hợp lý nhất sẽ lựa chọn được cho mình nhà mạng phù hợp nhất cả về giá cước cũng như các yếu tố khác như dịch vụ gia tăng, chất lượng…
Trên thực tế, “cuộc quyết đấu trên giảng đường” giữa các gói cước dành riêng cho sinh viên không phải nằm ở chỗ sinh viên chọn duy nhất một loại sim nào. Cuộc “quyết đấu” thực sự nằm ở chỗ: các sinh viên sẽ chọn sim của mạng nào làm sim di động giữ liên lạc thường xuyên (sim di động chính) chứ không phải dùng như một loại sim “rác”.