I. SƠ LƯỢC VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC Ở HÀ NỘI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1945 |
||
|
I.1. Từ thời xa xưa đến thời phong kiến |
|
|
Vào các triều đại phong kiến, người ta lập các trạm trên các tuyến đường bộ, đường thủy để đưa thông tin. Các trạm là nơi để chuyển tiếp chiếu, chỉ, lệnh, dụ… của triều đình tới mọi nơi. Các trạm có biên chế về người, ngựa, thuyền và các phương tiện vật chất khác để đảm bảo những yêu cầu rất cao về thời gian và an toàn hành trình của người phu trạm. Người của trạm, từ đội trạm, lính trạm hay phu trạm được vận trang phục như người lính chiến của triều đình, ngựa được tuyển chọn kỹ càng và luôn sẵn sàng lên đường khi người phu trạm của trạm trước đến là người và ngựa phi hành ngay đến trạm tới. |
|
|
I.2 Thông tin liên lạc tại Hà Nội thời kỳ thuộc Pháp: |
||
|
Dấu ấn ngôi chùa xưa: |
|
|
Dải đất của toà nhà 5 tầng Viễn thông Hà Nội bên bờ hồ Hoàn Kiếm bây giờ là thôn Cựu Lâu xưa. Năm 1847, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đăng Giai (người đứng đầu tỉnh Hà Nội lúc đó) chủ hưng công cho dựng ngôi chùa Liên Trì Hải Hội trên nền cũ lầu Ngũ Long với quy mô to lớn nhất chốn kinh kỳ. Ngôi chùa hoàn thành vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), gồm 36 nóc, gần 200 gian, vô cùng lộng lẫy. Chùa dựng xong Hoà thượng Phúc Điền trụ trì và cho ấn tống rất nhiều kinh sách trong công cuộc hoằng dương Phật pháp mà còn ghi nơi tàng bản. Chùa Liên Trì Hải Hội có rất nhiều tên gọi như chùa Liên Trì,chùa Báo Ân, chùa Quan Thượng...người Pháp thì gọi là chùa Thụ Hình vì dựa trên cảnh xử tội trong tranh Thập điện Diêm vương treo trên tường Phật điện. |
|
|
|
|
|
Chùa Liên Trì ( chùa Báo Ân) |
|
|
Chùa Liên Trì được xây dựng trên ý tưởng tôn giáo đạo Phật. Toàn bộ ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc đồ sộ mà ngày nay chỉ còn lại những hình vẻ của người Pháp cũng như mô tả rất sơ lược của sử sách. Chùa Liên Trì Hải Hội với dụng ý được chiết xuất từ bài kệ trong kinh A Di Đà, một cõi Niết bàn ngay chốn trần gian, thể hiện toàn bộ ngôi chùa là một đoá sen lớn, ý nghĩa tầng thế giới siêu thoát trên đài sen tụ hội với đủ các chư vị Bồ tát và Phật Di Lặc. Theo hình vẽ và mô tả thì chùa cách biệt thế giới bên ngoài bởi sự bao bọc các ngòi nước trồng sen và chỉ có một lối đi là chiếc cầu đá trước chùa nối tiếp ra tận tháp Hoà Phong làm cổng. Qua cầu là Tam quan đồ sộ, phía sau hai bên là hai tháp lớn, sau đó là toàn bộ ngôi chùa đồ sộ nguy nga. |
|
|
|
|
|
Chùa Liên Trì (Chùa Báo Ân) nhìn từ phía bên hồ. |
|
|
Vào khoảng những năm cuối thế kỷ XIX (từ1889 – 1898), người Pháp xây dựng khu nhượng địa bên bờ Đông Nam hồ Hoàn Kiếm, mở mang xây dựng đường phố mới. Đồng thời với mục tiêu xây dựng một trung tâm bưu điện, thông tin liên lạc tại Hà Nội, người Pháp đã phá bỏ ngôi chùa này. Di tích của ngôi chùa còn lại đến bây giờ là tháp Hoà Phong bên phố Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Hoàn Kiếm. |
|
|
|
|
|
Tháp Hòa Phong – dấu ấn còn lại của ngôi chùa xưa |
|
|
Năm 1901, người Pháp hoàn thành việc xây dựng nhà Bưu điện Bờ Hồ. Ngôi nhà 3 tầng vừa là nơi khai thác, giao dịch, vừa là nơi làm việc của cá bộ phận quản lý. Bưu điện Bờ Hồ còn là nơi đầu mối về nghiệp vụ, kỹ thuật, và vận chuyển bưu chính giữa Hà Nội với các tỉnh Bắc Kỳ. Mọi công văn thư tín, điện báo, điện thoại từ các nơi chuyển về đầu mối Hà nội, rồi từ Hà Nội chuyển đi các nơi. |
|
|
|
|
|
Nhà Bưu điện Bờ Hồ được người Pháp xây dựng năm 1901 |
|
|
Mạng lưới thông tin: |
|
|
Năm 1883, người Pháp lập bưu cục bưu chính tại Hà Nội. Năm 1884, người Pháp khởi công xây dựng công trình đường dây hữu tuyến Hà Nội - Sài gòn dài gần 2000km, đồng thời họ còn xây dựng đường dây Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến cáp biển Vũng Tàu - Đồ Sơn có các nhánh rẽ vào Đà Nẵng, Huế, Vinh và các tuyến dây trần Hải Phòng - Hà Nội. Đến cuối năm 1888, thông tin điện báo được thiết lập giữa Hà Nội với Sài gòn, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. Năm 1889, người Pháp cho xây dựng tổng đài điện thoại tại Hà Nội (là tổng đài loại nhân công tiếp dây với khởi đầu 800 số.) |
|
|
|
|
|
Tòa nhà Bưu điện Hà Nội xưa |
|
|
|
|
|
Bưu điện Hà Nội xưa nhìn từ phía Hồ Hoàn Kiếm |
|
|
|
|
|
Một góc nhà Bưu điện do người Pháp xây dựng |
|
|
|
|
|
Tòa nhà Bưu điện Hà Nội ngày nay. |
|
|
|
|
|
Như vậy vào các năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 19, người Pháp đã xây dựng ở Hà Nội một hệ thống thông tin tương đối đầy đủ cả Bưu chính, điện báo, điện thoại. |
I.3. Thời kỳ phong trào cách mạng trước khởi nghĩa tháng 8-1945. |
|
|
Sự phát triển của phong trào cách mạng đòi hỏi phải tổ chức hệ thống giao thông liên lạc từ Trung ương đi các địa phương và ra nước ngoài, các đồng chí lãnh tụ cách mạng là những người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hệ thống giao thông liên lạc này. |
|
|
|
|
|
Cuối năm 1943, đầu năm 1944, phong trào cách mạng sôi sục khắp nơi. Việc giao thông liên lạc giữa Hà Nội với TW đóng ở Việt Bắc trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Trước yêu cầu đó, đồng chí Nguyễn Khang xứ ủy viên Bắc kỳ (UV Thường vụ Đảng bộ Hà Nội) đã tìm được 01 máy vô tuyến điện, giao cho đồng chí Tô Hữu Hạnh – đảng viên đang làm việc ở đài thu phát của Pháp tìm cách sửa chữa để TW có thể thu nhận tin tức về tình hình quốc tế và trong nước. Sau khi tìm kiếm phụ tùng, đồng chí Tô Hữu Hạnh và một số anh em đồng nghiệp đã tự sửa chữa, khôi phục được chiếc máy vô tuyến điện, kịp thời phục vụ thông tin liên lạc, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945. |